Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt – Điểm đến tâm linh hấp dẫn

Trong bài viết này công ty du lịch Khát Vọng Việt sẽ giới thiệu cho các bạn một điểm đến du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt – Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt. Đây là một trong ba thiền viện lớn nhất của Việt Nam cùng với thiền viện Trúc Lâm Yên Tử thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt vừa là địa điểm du lịch hấp dẫn vừa là địa điểm khám phá tâm linh, trốn đến linh thiêng của các tín đồ Phật giáo.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Địa chỉ Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện tọa lạc trên đỉnh núi Phượng Hoàng thuộc Phường 3, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5km. Ngôi thiền viện tựa vào lưng núi, nhìn ra hồ Tuyền Lâm trong trẻo, thơ mộng. Đây là địa điểm không thể bỏ qua của các tín đồ Phật giáo khi ghé thăm Đà Lạt.

Từ Trung tâm TP. Đà Lạt đi theo  QL 20 xuống đèp Prenn khoảng 4km, đi vào Hồ tuyền Lâm rẻ phải đi men theo con đường tráng nhựa ôm sườn núi để đến đình Phượng Hoàng, đầu đường có một tượng Phật Thích Ca ngồi dưới gốc cây bồ đề, đó là đường đi lên Thiền Viện Trúc Lâm.

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Theo như ghi chép vào những năm 1986, khi Ngài Thích Thanh Từ đang ngủ say thì chiêm mộng thấy mình đang ôm lấy cổ một con chim Phượng Hoàng rồi bay lên trời. Khi tỉnh dậy ngài chiêm nhiệm lại về những điều đã mơ thấy và nhận ra rằng Đà Lạt có khí hâu mát mẻ, không khí trong lành, yên tĩnh, có núi, có hồ rất thích hợp làm nơi cho các Tăng Ni tu đạo.
Ngay sau đó Ngài đã đi khảo sát trên núi Phượng Hoàng rồi phác họa sơ đồ thiền viện. Ngài chính là người đã lên ý tưởng và quy hoạch thiền viện. Đến năm 1993 thiền viện được bắt tay vào thi công và sau 1 năm 1994 thì hoàn thiện. Người đã thiết kế, đóng góp cho thiền viện này chính là 3 vị kiến trúc sư nổi tiếng: Trần Đức Lộc, Ngô Viết Thụ và Vũ Xuân Hùng. Viện trưởng thiền viện là vị hòa thượng Thích Thanh Từ.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

>> Xem thêm:

Tham quan thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên một ngọn đồi cao bao quanh bởi núi rừng nên có khí hâu rất trong lành, yên tĩnh khác hẳn với sự bộn bề, ồn ào nơi phố thị. Thiền viện thuộc phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền viện Trúc Lâm gồm 4 tòa chính khu hòa thượng Viện trưởng, khu nội viện tăng, khu nội viện ni và khu ngoại viện. Thiền viện có kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của Phật giáo.
Để đi vào trong thiền viện quý khách sẽ đi bộ hơn 140 bậc thang bằng đá vượt qua 3 cổng Tam Quan là Sơ quan, Trùng quan và Lao quan. Đây là ba cửa đại diện cho ba chân lý của đạo Phật Vô Thường, Vô Ngã và Khổ mà những người chân tu phải vượt qua để đạt được cảnh giới.

Cổng Tam Quan dẫn vào thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Cổng Tam Quan dẫn vào thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Trước khi bước vào Thiền Viện quý khách sẽ phải đi qua cổng Tam Quan. Đi qua cổng Tam Quan thứ nhất để bước vào không gian thiền viện ta sẽ bắt gặp 2 câu:

“Đức Phật là Đông cung, bỏ điện ngọc, lên Bồ đề thành chánh giác

Giáo hoàng ở ngôi báu, lìa ngai vàng, lên Yên Tử dạy chúng tăng”

Đây là hai câu để giới thiệu khái quát lịch sử hình thành của đạo Phật và phái Thiền Tông Việt Nam.

Ở cổng Tam Quan thứ hai là hồ nước trong veo, xung quanh hồ liễu rủ rung rinh trong gió. Hồ này có tên là hồ Tĩnh Tâm – một cái tên nghe thật bình yên và êm đềm.

Đến cổng Tam Quan cuối cùng, ta lại bắt gặp câu thơ:

” Thiếu thất chín năm đợi gặp thần Quang truyền tâm ấn

Trúc Lâm mười kỷ đã đem Thập Thiện hoá nhân gian”.

 

Chánh điện thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Chánh điện thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Vào trong ta sẽ đi vào khu chánh điện trước. Chính điện có diện tích khá rộng 192m, giữa Chánh Điện thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cao khoảng 2m, tay phải cầm cành sen đưa lên, đây là hình ảnh của Đức Phật trong Pháp Hội Linh Sơn. Hai bên tượng Phật là bức họa Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía trên chính điện là bức phù điêu khắc họa hình ảnh về 8 tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ. Kiến trúc Chánh Điện được trang trí, trạm trổ tinh xảo, đẹp mắt.

Từ trên tòa Chánh điện chúng ta có thể nhìn thấy cả một hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Có hồ có núi, có trời có đất hòa quyện với nhau tạo nên một vùng sơn thủy hữu tình vừa hùng vĩ, bất tận lại có gì đó rất nên thơ, lãng mạn. Quang cảnh ấy giúp cho tâm hồn con người được tĩnh lặng, an yên.

Hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt
Hồ Tuyền Lâm- Đà Lạt

Lầu chống và lầu chuông nằm ở phía trước điện. Bên trong lầu chuông có quả chuông khổng lồ nặng tới 1,1 tấn được trạm khắc tinh xảo, đẹp mắt. Quanh mặt chuông có khắc bài thơ của Trúc Lâm Đầu Đà, pháp danh của Vua Trần Nhân Tông  lúc xuất gia đầu Phật.

Lầu chuông thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Lầu chuông thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Xung quanh hai ngôi lầu là vườn hoa với nhiều loại hoa khác nhau. Khu vườn quanh năm đều rực rỡ sắc màu. Các loại hoa được hòa thượng sưu tập từ nhiều nơi trên thế giới nên có rất nhiều giống hoa quý và lạ thu hút người vãn cảnh tới đó như hoa quỳnh, hoa sim tím, hoa phù dung,địa thảo,…

Vườn hoa thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Vườn hoa thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Tới thiền viện Trúc Lâm nhất định các bạn phải tham quan Hồ Tịnh Tâm. Nghe đến tên gọi thì chắc các bạn cũng đã mường tượng được sự tĩnh lặng ở trong đó rồi. Mặt hồ êm ả quanh năm, một màu xanh biếc ngọc làm con người cuốn hút cứ muốn ngắm nhìn mãi.

Hồ Tịnh Tâm
Hồ Tịnh Tâm

Vào năm 2015, thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt đã hoàn thiện thêm 2 công trình mang ý nghĩa lớn đó là khu Bảo tháp và khu Ngũ Lầu. Bảo tháp  xây dựng theo mô hình kiến trúc  bát úp cao 19m, rộng 18m, rộng trong bảo tháp là 12m. Bên ngoài bốn hướng là biểu tượng tứ động tâm: hình ảnh Đức Phật đản sanh, Đức Phật thành đạo, chuyển pháp luân và Đức Phật nhập Niết-bàn. Bảo tháp thờ Xá lợi – tượng trưng cho tinh hoa nhà Phật, hướng về tưởng nhớ ân đức của Phật và nhắc nhở cho người người thức tỉnh tu hành để đền đáp phần nào ân lớn của Phật. Còn khu Ngũ Lầu thờ tượng phật Thích Ca được làm từ ngọc bích và vàng do các phật tử Thái Lan dâng tặng.

Bảo tháp thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Bảo tháp thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Cáp treo thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Nếu như thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên có cáp treo thì thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt cũng có với giá rất rẻ.

Cáp treo thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt
Cáp treo thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt

Giá vé cáp treo Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt mới nhất là:

Vé khứ hồi: 100.000 đồng/người lớn, 70.000 đồng/trẻ em (dưới 1m2.

Vé 1 chiều: 80.000 đồng/người lớn, 60.000 đồng/trẻ em (dưới 1m2 ).

Các bạn nên đi cáp treo vào  7h30 – 9h và 15h – 16h30 vì cáp treo hoạt động từ 7h30-17h. Đi vào thời gian này khí hậu rất mát mẻ các bạn sẽ cảm nhận rõ nét đặc trưng thời tiết của Đà Lạt. Thời gian ngồi trên cáp treo chỉ khoảng 12 phút nên các bạn hãy tranh thủ để tận hưởng những giây phút ấy được ngắm nhìn núi non hùng vĩ, bầu trời bao la, phóng tầm mắt nhìn toàn thành phố Đà Lạt trong sương mù.

Trên đây là một số hiểu biết của mình về thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, nơi con người khám phá những cội nguồn tâm linh, nơi để con người được thư thái bình yên giữa bộn bề của cuộc sống. Nếu cảm thấy mệt mỏi các bạn hãy thử tới đây vừa để trải nghiệm, khám phá vừa để lấy lại năng lượng cho chính mình, nuôi dưỡng một trái tim nhân tạo.

(Visited 170 times, 1 visits today)