Du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển hội nhập, ngày càng khẳng định vị thế quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Quy mô và tầm ảnh hưởng của sự phát triển du lịch ngày càng lớn cùng với sự phát triển của nghành. Cần phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của du lịch đối với văn hóa, xã hội để có những biện pháp phù hợp để phát triền du lịch bền vững.
Mục lục
Ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa
Tích cực
Như chúng ta đã biết văn hóa là một trong những yếu tố cấu thành nên điểm đến du lịch – tạo nên sức hấp dẫn cho điểm đến. Khi đi du lịch khách hàng mong muốn được tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm những nền văn hóa mới. Nhờ vào nhu cầu này đã đem lại nhiều doanh thu cho nghành du lịch. Khi du lịch phát triển đem lại nhiều lợi ích cho nền văn hóa địa phương.
- Sự phát triển du lịch góp phần bảo tồn các di sản văn hóa của quốc gia. Những di tích lịch sử, khảo cổ học đang có nguy cơ trở thành phế liệu mà chưa có điều kiện để trùng tu, sửa chữa. Nhờ vào du lịch thu được doanh thu từ các vé tham quan và một số hoạt động tiêu dùng dịch vụ khác được đưa vào để tu bổ, nâng cấp lại.
- Giúp gìn giữ nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc: Phong tục tập quán, loại hình nghệ thuật, làng nghề thủ công.
- Góp phần giới thiệu văn hóa, hình ảnh của đất nước. Đồng thời giao thoa những nền văn hóa mới, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu. Thông qua hoạt động marketing của các doanh nghiệp, điểm đến để quảng bá, giới thiệu đất nước con người Việt Nam. Hoạt động đi du lịch của du khách sẽ giúp dân cư bản địa được hiểu rõ hơ n về lối sống, hay nền văn hóa của một số quốc gia, địa phương khác giúp họ có cách nhìn văn hóa hơn để xóa bỏ những lối sống lạc hậu, những quan điểm lỗi thời.
- Du lịch phát triển góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước thúc đẩy giữ gìn bản sắc dân tộc.
Tiêu cực
Du lịch phát triển đã đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho nền văn hóa của mỗi quốc gia. Tuy nhiên mọi hoạt động đều có hai mặt tích cực và tiêu cực.
- Sự phát triển du lịch ồ ạt là nguy cơ dẫn đến nguy cơ hư hại các công trình, di tích hiện có do quá tại sức chứa mà các doanh nghiệp du lịch luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận, thu hút càng nhiều khách du lịch càng tốt chứ không quan tâm nhiều đến vấn đề bảo tồn di sản.
- Sự phát triển du lịch làm gia tăng nạn buôn bán đồ cổ trái phép, nạn cướp dật ,…
- Du lịch phát triển làm du nhập thêm những nền văn hóa mới. Do vậy làm xói mòn văn hóa, bản sắc dân tộc. Cần biết tiếp thu những yếu tố tích cực đồng thời giữ gìn và phát triển lối sống văn hóa lâu đời ” hòa nhập chứ không hòa tan “.
- Do khách du lịch đa số từ nơi khác tới nên có thể không hiểu rõ những quy tắc, chuẩn mực chung điểm đến làm ảnh hưởng tới tuần phong mỹ tục của dân cư địa phương.
>> Xem thêm
- Du lịch văn hóa tâm linh và những điều cần biết
- Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt – Điểm đến tâm linh hấp dẫn
Ảnh hưởng của du lịch tới xã hội
Tác động tiêu cực
- Việc thu hút quá đông khách du lịch và gia tăng các cơ sở kinh doanh du lịch có thể gây ra sự quá tải dân số cục bộ và làm giảm khả năng hưởng thụ các tài nguyên và các tiện nghi dành cho dân cư địa phương.
- Du lịch phát triển ồ ạt dẫn đến quá tải giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, …
- Phát triển du lịch làm tăng nguy cơ phát triển các tệ nạn xã hội: Mại dâm, cướp dật, chặt chém giá, lừa đảo, ma túy, cờ bạc gây mất trật tự an ninh xã hội, gia tăng dịch bệnh.
- Lối sống dân cư bị phá hủy do du nhập lối sống từ quốc gia khác thường phóng thoáng, cởi mở thu hút giới trẻ học theo làm suy đồi đao đức.
- Văn hóa tôn giáo hay vấn đề chính trị luôn là vấn đề nhạy cảm của xã hội. Tại một nơi mà có nhiều người tới từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau thì sợ chênh lệch về quan điểm, lối sống, niềm tin là không thể tránh khỏi gây ra sự tranh chấp, hiểu lầm tạo nên căng thẳng giữa các mối quan hệ mà chủ yếu là giữa chủ và khách.
Tác động tích cực
- Du lịch mệnh danh là con gà đẻ trứng vàng, kích thích các ngành nghề khác cùng phát triển như giao thông, y tế, ngân hàng, ăn uống, lưu trú,… Do vậy tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Theo công bố của Tổ chức Du lịch thế giới, lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ du lịch hiện chiếm hơn 10,7% tổng lao động trên toàn thế giới và cứ một việc làm trong ngành du lịch sẽ tạo ra 1,3 – 3,3 việc làm ở các ngành khác.
- Sự phát triển du lịch làm giảm sự di cư con người từ vùng này qua vùng khác vì người dân có thu nhập ổn định hơn từ sự phát triển du lịch tại quê hương nên ít có nhu cầu tới nơi khác lập nghiệp.
- Sự phát triển du lịch nội địa góp phần nâng cao tinh thần của người dân, giúp họ giao lưu, tiếp cận với cuộc sống hiện đại, cải thiện chất lượng cuộc sống. Đi du lịch giúp cải thiện sức khỏe con người hạn chếbệnh tật, gia tăng tuổi thọ, giảm stress,…
- Du lịch phát triển tới đâu kéo theo sự phát triển du lịch tới đó, là công cụ hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo. Tại các nơi phát triển du lịch, cư dân địa phương có thu nhập cao hơn, có thể phát triển các nghềdịch vụ, tiêu thụ được các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ với giá cao hơn, các giá trị văn hoá bản địa được khai thác tạo ra thu nhập lớn. Người dân cũng được đào tạo nghề, được hưởng thụ hạ tầng kỹ thuật tốt…
- Đi du lịch giúp mọi người hiểu nhau hơn, được gần gũi nhau hơn tạo nên tình đoàn kết, giúp củng cố các mối quan hệ xã hội.
- Du lịch góp phần mở rộng và củng cố các mối quan hệ đối ngoại và làm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và các nước trên thếgiới.
- Du lịch phát triển giúp nâng cao trình độ văn hóa của những người đi du lịch và những người làm ngành du lịch cũng như cư dân địa phương.
- Những chuyến đi du lịch, tham quan tại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa sẽ giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc.
- Du lịch phát triển giúp nâng cao cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên làm thay đổi sắc thái cảnh quan theo hướng tích cực.
Như vậy tác động của nghành du lịch tới nền văn hóa, xã hội của một đất nước là rất lớn. Ngoài việc đem lại lợi ích cho nước nhà cũng còn những hạn chế cần khắc phục. Câu hỏi đặt ra là cần đưa ra các biện pháp thiết thực để phát triển du lịch theo hướng bền vững, giảm những ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới nền văn hóa, xã hội.