Nhắc đến du lịch tâm linh là người ta nghĩ ngay tới du lịch Bái Đính, du lịch Yên Tử hay các thiền Viện . Nhưng ngày nay còn có thêm một địa danh rất nổi tiếng để đi du lịch tâm linh hot nhất hiện nay đó chính là du lịch Tam Chúc. Nhiều người cho rằng kiến trúc của chùa Tam Chúc khá giống với chùa Bái Đính. Sau đây là chút hiểu biết của mình về ngôi chùa Tam Chúc – Một trong những địa điểm tâm linh nổi tiếng nhất hiện nay.
Mục lục
Chùa Tam Chúc ở đâu?
Địa chỉ của Chùa Tam Chúc nằm tại thị trấn Ba Sao, xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 60km, nằm trên tuyến đường quốc lộ 21A, cách thành phố Phủ Lý của Hà Nam khoảng 10km. Tới Tam Chúc dễ dàng chỉ bằng xe máy hoặc oto đều được không cần phải trèo đâu lội suối đâu nhé. Hiện tại chùa thu hút rất nhiều bạn trẻ từ các tỉnh lân cận tới tham quan chiêm ngưỡng.
Đường đến Tam Chúc
Có nhiều phương tỉện di chuyển Tam Chúc, đường di khá dễ dàng và thuận tiện cho các bạn di chuyển:
Nếu đi bằng xe máy: Bạn xuất phát từ trung tâm Hà Nội thì đi theo đoạn đường Giải Phóng chạy theo Quốc lộ 1A tới đường Phủ Lý, sau đó là đi vào đường quốc lộ 2B hướng theo thị trấn Ba Sao. Thị trấn Ba Sao cách Phủ Lý khoảng 10km.
Nếu đi bằng ô tô, bạn có thể đi theo lộ trình đường đi như đi xe máy bay hoặc có thể đi theo con đường đi khác. Như từ trung tâm Thành phố Hà Nội đi vào đường Giải Phóng, sau đó sẽ sang đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình tới quốc lộ 38 ở Duy Tiên phaỉ rẽ sang đường quốc lộ 1A, rồi theo hướng đi Kim Bảng tới Ba Sao. Đó chính là Tam Chúc.
Đi chùa bằng xe bus: Mặc du không nhanh chóng và tiện lợi như đi ô tô và xe máy nhưng đi xe bus phương án lựa chọn của nhiều bạn sinh viên vì chi phí rất rẻ so với các phương tiện khác. Các bạn di chuyển ra bến xe Gíap bát sau đó bắt xe 106. Sau 1 tiếng các bạn sẽ tới Hà Nam. Cứ 15 phút sẽ có 1 chuyến nên các bạn cũng không cần chờ lâu đâu giá siêu rẻ chỉ 37k/ lượt.
Đi xe khách thì bắt xe nào: bạn đến bến xe Giáp Bát giá vé khoảng 60.000đ/ 1 người/ 1 lượt, hàng ngày có rất nhiều chuyến. Ngoài ra có cả những chuyến xe Limousine từ Mỹ Đình đi Phủ Lý chất lượng cao với giá vé khoảng 90.000đ/ 1 người 1 lượt. Những xe này chỉ đi đến thành phố Phủ Lý sau đó bạn bắt taxi hoặc xe ôm vào chùa Tam Chúc giá khoảng 20k thôi.
Du lịch chùa Tam Chúc khi nào đẹp nhất ?
Nếu các bạn có ý định đi chùa Tam Chúc để tham gia các lễ hội thì các bạn nên đi vào khoảng 3 tháng đầu năm có rất nhiều các lẽ hội được diễn ra tại đây. Hơn nữa đây là thòi điểm mùa xuân nên có khí hậu rất mát mẻ, dễ chịu, hiệu suất tham quan của ta tăng lên đáng kể
Còn nếu bạn dự định đi vào mùa hè thì hãy xác định trước là thời tiết ở đây khá nóng. Mặc dù có nhiều cây cối nhưng do mới xây dựng nên tán cây vẫn chưa được to lắm để các bạn có thể trú ngụ nên mình khuyên nếu đi vào hè thì hãy xem trước thời tiết để chọn được ngày mát mẻ.
Mùa đông ở đây không có nhiều khách tới thăm nên khá thuận lợi cho các bạn thoải mái, tự do vi vu không cần chen lấn, xô đẩy. Nếu thích ồn ào thì chỉ có thể đợi thêm một thời gian để đi vào đầu năm.
Giá vé Chùa Tam Chúc
Vào Tam Chúc các bạn có thể lựa chọn đi xe điện hoặc thuyền đều được.
Vé thuyền giao động từ 100.000 – 200.000 VNĐ, vé xe điện từ 30.000 – 60.oooVNĐ. Giá vé này không quá mắc để các bạn thu được chuyến đi thú vị. Đây là vé điện và vé thuyền còn vé vào cửa Tam Chúc là free.
Chùa Tam Chúc có gì độc đáo ?
Ngày nay chùa Tam Chúc không chỉ là ngôi chùa lớn nhất thế giới còn là ngôi chùa với nhiều nét độc đáo. Chùa Tam Chúc cùng với chùa Bái Đính – Ninh Bình và chùa Hương – Hà Nội tạo nên tam giác “trục du lịch tâm linh” lớn nhất cả nước, thuận lợi về mặt địa lý giao thông đi lại, là một tiềm năng rất lớn phát triển du lịch. Khoảng cách vị trí ba khu tâm linh này chỉ khoảng 20km. Chùa còn được mệnh danh là ” Vinh Hạ Long trên cạn” với diện tích 5000 ha, bao gồm các hồ nước, núi đá tự nhiên và các thung lũng, tạo nên một khung cảnh hoang sơ, kỳ vỹ.
Chủ đầu tư là doanh nghiệp Xuân Trường – cũng là chủ đầu tư chà Chùa Bái Đính. Chùa được xây dựng trên nền của chùa Tam Chúc cổ, có niên đại hơn 1000 năm. Giờ đây, trải qua bao thăng trầm của không gian và thời gian nhưng nơi ấy vẫn còn nguyên những nét đẹp cổ kính, hoang sơ và hùng vĩ. Khu du lịch Tam Chúc bao gồm các khu: trung tâm đón tiếp, văn hóa tâm linh Tam Chúc, bảo tồn tự nhiên Quèn Vồng và hồ Tam Chúc, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe và du lịch cộng đồng Tam Chúc, sân golf Kim Bảng và hồ Ba Hang và một trung tâm dịch vụ hậu cần phục vụ hoạt động khu du lịch tại Thị trấn Ba Sao.
>> Các bạn có thể xem thêm:
Lịch sử Chùa Tam Chúc
Chùa Tam chú cổ đươc xây từ thời Đinh gắn liền với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”. Tương truyền rằng trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Vì vậy màd ad ând dân làng ở đây gọi là “núi thất tinh” và “chùa thất tinh” nghiã là 7 ngôi sao. Một thứ quý hiếm như thế nên đã lọt vào tai mắt của một số người. Không lâu sau, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Cho nên người dân lại đổi tên thành Ba Sao. Trước mặt chùa là hồ Tam Chúc, với 6 ngọn núi giữa lòng hồ, tương truyền là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống nên gọi là Tiền Lục nhạc.
Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển cho nền Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ.
Cảnh đẹp Chùa Tam Chúc
Ngôi chùa nằm ở vị thế hết sức đặc biệt: ba mặt được bao bọc bởi dãy núi thất tinh, trước mặt là hồ Tam Chúc có sáu quả núi Lục Sơn Thủy nhô lên. Nhìn từ trên cao xuống chùa thật uy nghi, hùng vĩ lại có chút gì đó bình yên nơi cửa Phật. Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc.
Nhà khách Thủy Đình
Nơi đầu tiên các bạn ghé thăm khi bước chân vào chùa Tam Chúc chính là nhà khách Thủy Đình. Bên trong nhà khách có các bức tranh miêu tả khung cảnh khu du lịch tâm linh Tam Chúc bằng các đèn led. Quanh đây còn có một bến nước hữu tình, mặt nước trong veo lăn tăn gơn sóng rất tuyệt để chụp hình.
Cổng Tam Quan
Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào cổng Tam Quan. Các bạn sẽ phải choáng ngợp với kiến trúc to lớn của cổng Tam Quan.
Trước cổng là bến thuyền và điểm trả khách của xe điện. Ở đây nghiêm cấm xe ôm chạy vào đây, tuy nhiên nhiều bác vì manh cơm miếng áo nên vẫn chạy chui ở đây nên các bạn cũng có thể thuận tiện đi lại ở đây hơn nếu không muốn đi xe điện hoặc thuyền. Vào các ngày lễ tết các bạn sẽ phải chờ rất lâu để có thể mua vé, thay vì đứng chờ các bạn có thể thuê luôn xe ôm để tiết kiệm thời gian.
Chính giữa là ban thờ Phật ở tư thế nằm bằng đồng đen rất đẹp và thanh tịnh, hai bên là tượng hộ pháp. Có nghĩa rằng khi người đã tu thành chính quả, đắc đạo thành bậc Giác Ngộ Chánh Đẳng thì lúc này thân xác còn nơi trần tục nhưng hồn thì đã thoát vào cõi thiên. Là muốn nhắc nhở mỗi chúng ta rằng khi bước chân vào chùa hãy để tâm thanh thản, không vương vấn bụi trần một lòng hướng phật ắt thành chính quả.
Dọc 2 bên cổng là 2 con đường lớn để bạn đi bộ lên chính điện.
Cột kinh
Để đến Điện Quan Âm các bạn phải di qua vườn Cột Kinh gồm 32 cột Kinh. Mỗi chiếc cột ở đây năng khoảng 200 tấn, được làm từ đá xanh Thanh Hóa, được lấy ý tưởng từ Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ổ cố đô Hoa Lư. Trên thân cột là đài sen hình lục giác có điêu khắc thủ công rất tỉ mỉ các lời Phật dạy, đỉnh cột là hình nụ sen ( Sen tượng trưng cho sự thanh khiết của đạo Phật ).
Tam Điện
Chỉ nghe tên thôi cũng biết rằng có 3 tam điện. 3 Tam Điện đó là điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm thờ các vị Phật khác nhau. Điểm giống nhau của 3 điện là có 4 bức phù điêu được tạc thủ công nhưng rất tỉ mỉ và cẩn thận được làm bằng đá lấy từ miệng núi lửa của Indonesia.
Trên mỗi bức phù điêu ấy là mỗi câu chuyện về cuộc đời của đức Phật, càng đi lên cao cảnh sắc càng hấp dẫn, yên bình.
Những phiến đá lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia; sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành các bức tường có lộ rõ những dấu tích của nham thạch để lại. Phía dưới mỗi bức tường có 3 thứ tiếng để bạn chỉ cần check mã trên đó thì có thể biết những điển tích ở đây mà không cần có hướng dẫn viên.
Điện Quan Âm
Điện Quan Âm là chính điện đầu tiên bạn nhìn thấy thờ Phật nghìn mắt nghìn tay.
Điện Quan Âm là chính điện đầu tiên bạn nhìn thấy thờ Phật nghìn mắt nghìn tay. Điểm nhấn của điện Quán Âm là hàng ngàn bức tranh kể về sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát được chạm khắc tinh xảo và tỉ m ỉ.Ngoài ra còn thể hiện tấm lòng từ bi, nhân hậu của đức Phật, thể hiện qua các lần ứng thân trải qua vô số kiếp luân hồi. Quan Thế Âm đại diện cho sự lương thiện, từ bi hỉ xả, phổ độ chúng sanh.
Điện Pháp Chủ
Điện Pháp Chủ nằm bên dưới điện Quán Âm thờ tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á nặng lên tới 200 tấn. Phật Thích Ca Mâu Ni chính là người sáng lập nên Phật giáo, từng sống vào thời kì Ấn Độ cổ đại khoảng giữa thế kỷ thứ 6 và 4 trước Công nguyên.
Ở giữa sân của điện Giáo Chủ là vạc đồng khổng lồ và hai con hạc bằng đồng đang chầu đỉnh hương.
Điện Tam Thế là tòa to nhất thờ 3 pho tượng Phật đại diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Phía sau pho tượng là 3 bức phù điêu hình chiếc lá bồ đề trạm khắc tinh sảo diễn tả súc tích nhất những lời dạy của Đức Phật về các vấn đề cảnh giới, luân hồi, nhân quả, thiện ác, nghiệp báo…
Phía trước điện Tam Thế có một cây bồ đề được trích ra từ 2125 năm tuổi – được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Cũng ở sân đó có chiếc vạc đồng đen khổng lồ cao khoảng 4m. Trên các mặt của thân vạc có điêu khắc các danh lam thắng cảnh tâm linh nổi tiếng của Việt Nam và trích dẫn về thiền sư Nguyễn Minh Không – sư tổ chùa Bái Đính. Ở đó còn nhắc đến việc chùa Tam Chúc sẽ phục dựng tứ đại khí.
Chùa Ngọc
Một địa điểm nữa mà các bạn không thể bỏ lỡ đó là Chùa Ngọc hay còn được gọi là đàn tế trời của chùa Tam Chúc. Tuy nhiện Chùa Ngọc ở độ cao khá xa so với Tam Điện nên cũng có nhiều du khách vì e ngại nên không tham quan nơi này. Đó quả là điều nuối tiếc.
Chùa Ngọc có chiều cao 15m được chế tác hoàn toàn từ các phiến đá đỏ Granit lấy từ Ấn Độ. Tháp có 3 tầng mái cong, diện tích 36m2. Điều đặc biệt nhất là trong tháp sắp có đặt một thiên thạch mặt trăng nặng 5,5 kg trị giá khoảng 14 tỷ đồng. Khối đá thạch này được rơi ra từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara tù nghìn năm trước nhưng mới tìm thấy năm 2017 và được đoanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường đấu giá.
Trong tháp còn đặt pho tượng bằng đá ngọc nặng 4,9 tấn.
Đình Tam Chúc
Đình Tam Chúc là nơi thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt. Ngôi đình nằm giữa hồ nước mênh mông nối với chùa Tam Chúc bằng một cây cầu dích dắc bắc ngang quan hồ Lục Ngạn. Nơi đây lưu giữ những dấu tích từ thời nhà Đinh.
Chủ đầu tư khu du lịch Tâm linh Tam Chúc là Nguyễn Văn Trường – Giám đốc Công ty Xây dựng Xuân Trường. Để tưởng nhớ tới người vợ quá cố của mình ông đã lập đền thờ Tứ Ân. Bà là Phạm Thị Lan – cư sĩ Phật tử Diệu Liên (1961-2018), là người có công lớn trong việc tôn tạo, xây dựng và quản lý Quần thể danh thắng Tràng An – Bái Đính (Ninh Bình) và là người có công xây dựng nhiều ngôi chùa lớn như chùa Tam Chúc (Hà Nam), các ngôi chùa tại quần thể Tràng An – Bái Đính như: chùa Vàng, chùa Bạc, chùa Báo Hiếu, chùa Thiên Phúc, chùa Am Tiên, các ngôi chùa trên quần đảo Trường Sa. Ngôi đền gồm 2 tầng, tầng 1 là nơi tiếp khách đoàn, tầng 2 là nơi thờ bà.
Ngũ Động Thi Sơn
Ngũ động thi sơn có 3 cửa nhưng có 5 động với nhiều khối thạch nhũ hình hình dáng nhiều con vật, châu ngọc . Ở động số 4 rất rộng thờ Phật Di Đà được đăt ở vị trí cao nhất, trang nghiêm nhất của động.
Những lưu ý khi đi tham quan chùa Tam Chúc
- Tại chùa Tam Chúc không bán vé xe điện, vé thuyền , cho thuê trọn gói. Nên khi vào bạn cần xếp hàng mua vé.
- Tam Chúc hàng năm đón rất đông lượt khách tới thăm đặc biệt là các ngày lễ lớn. Nếu bạn đi vào những ngày lượng khách đông nên việc xếp hàng chờ mua vé khá lâu. Các bạn chỉ cần một người mua vé cho cả nhóm cũng được tránh trường hợp phải chờ đợi nhau mua vé.
- Vào chùa Tam Chúc có 2 cách di bằng thuyền hoặc xe điện. Nếu muốn nhanh và tiết kiệm các bạn có thể đi xe điện.
- Nên mang giày thể thao thay vì đi giày cao gót để thuận tiện việc di chuyển.
- Khi đi vào chùa các bạn lưu ý nên ăn mặc kín đáo, giản dị, hạn chế mặc váy ngắn, áo xẻ,… không nói quá to, nói tục chửi bậy ở trốn linh thiêng.
- Khi bước vào các điện thờ, cũng giống như các lưu ý tại các chùa khác các bạn nên đi vào từ cửa phụ 2 bên không đi vào cửa chính và không dẫm lên thành cửa.
- Chỉ nên thắp hương tại các đỉnh hương bên ngoài, nhà chùa khuyến cáo không thắp hương bên trong tránh làm ảnh hưởng tới các tượng Phật.
Lưu ý khi sắm lễ tại chùa Tam Chúc
- Khi sắm lễ các bạn nên sắm đồ chay thay vì đồ mặn.
- Không đặt đồ mặn tại các khu chính điện.
- Không nên sắm sửa tiền vàng mã, tiền âm phủ để dâng tại chùa. Nếu có lễ này chỉ được đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền thật không nên bỏ ở các ban mà bỏ vào hòm công đức.
- Hoa lễ Phật không được dùng hoa dại, một số loại hoa có thể dùng như hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu,…
- Chuẩn bị các bài văn khấn Đức Ông, văn khấn Đức Thánh Hiền, văn khấn cầu tài, cầu lộc, cầu bình an ở Tam Bảo, văn khấn Bồ Tát Quán Thế Âm.
Nghỉ ngơi tại Tam Chúc
Ngay tại trong khu du lịch Tam Chúc có khách sạn để các bạn có thể tiện nghỉ ngơi. Giá phòng từ 900.000-1.600.000 VNĐ. Phòng khá rộng rãi thoải mái, có view đẹp để du khách tha hồ check in.
Dưới đây là một số khách sạn khác mà các bạn có thể lưu trú khi tới thăm chùa Tam Chúc.
Khách sạn Mường Thanh ( 5 sa0)
Địa Chỉ: Hai Bà Trưng, Phủ Lý, Hà Nam.
Vinpearl Condotel Phủ Lý( 5 sao )
Địa chỉ: Số 60 Biên Hòa, Minh Khai, Phủ Lý, Hà Nam.
Laga Hotel Hà Nam 3 sao
Địa chỉ: 278 Lê Hoàn, Lam Hạ, Phủ Lý, Hà Nam.
Khách sạn Inco Hà Nam 3 sao
Địa Chỉ : Quốc lộ 1A, Tp Phủ Lý, Hà Nam.
Đây là toàn bộ review về khu du lịch tâm linh Tam Chúc. Qua đây chắc hẳn chúng ta cũng đã biết lý do tại sao mà khu du lịch chưa hoàn chỉnh đã thu hút nhiều khách du lịch đến thế. Nếu các bạn chưa từng đến đây và có ý định tới đây thì đừng do dự hãy lên đường luôn để khỏi bỏ phí một nơi tươi đẹp, hùng vĩ như thế. Chúc các bạn có một chuyến đi trọn vẹn và nhiều trải nghiệm.